"Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn"

Authors: Phạm, Quỳnh An

Gia Định tam gia là danh xưng đương thời gọi ba nhà thơ nổi tiếng đất Gia Định: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Cả ba đều là học trò của Xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, nổi danh phong nhã, hay thơ và đều làm quan cao trong triều, đồng thời từng là những vị sứ thần đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh còn là những người lập ra thi xã Bình Dương (theo Liệt truyện), hay Gia Định Sơn hội (theo lời của Trịnh Hoài Đức trong bài Tự tự (tự đề tựa) cho tập thơ Cấn Trai thi tập), đã nối mạch và dẫn nguồn cho các thi xã ở Nam Bộ sau này như thi xã Bạch Mai. Với tình hình công bố tư liệu và nghiên cứu về thơ Gia Định tam gia, xét trong bối cảnh văn học Hán Nôm của Nam Bộ nói riêng cả nước nói chung, cho đến nay vẫn còn hạn chế và chưa tập trung: chưa công bố toàn diện tư liệu về tác phẩm thơ, chưa nghiên cứu các phương diện nội dung, nghệ thuật của riêng Tam gia, do đó chưa thấy được vị trí của Tam gia trong văn học sử. Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật thơ của các ông, đồng thời cũng là bước để công bố gần như trọn vẹn thơ Tam gia...

Title:

Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn
Authors: Phạm, Quỳnh An
Keywords: Gia Định tam gia thi xã
Nhà Nguyễn
Phê bình văn học
Văn học Việt Nam
Issue Date: 2008
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 114 tr.
Abstract: Giới thiệu khái quát bối cảnh thời đại và thân thế, sự nghiệp của “Gia Định tam gia” – ba văn sĩ tài hoa của đất Gia Định xưa là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Trình bày các kết quả nghiên cứu về “Gia Định tam gia” thông qua việc phân tích các tác phẩm văn học của từng người, tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật được các tác giả gửi gắm trong đó, đặt các giá trị đó trong mối quan hệ với văn chương hậu kì trung đại, bước đầu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách riêng của mỗi người, trong đó nêu bật khuynh hướng bình dân hóa và khuynh hướng bộc lộ con người cá nhân trong sáng tác của ba tác gia này. So sánh những điểm chung và điểm khác biệt giữa các tác gia nhằm mang đến cho các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm một cái nhìn sâu hơn về các trước tác của “Gia Định tam gia” cũng như ý nghĩa của mảng thơ văn này đối với văn học dân tộc
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17390
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này